Tác hại của bệnh giang mai

Tác hại của bệnh giang mai có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, thậm chí tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh không nhận biết được những biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai. Chính vì vậy, chưa có các biện pháp điều trị sớm và phù hợp nhằm chữa trị bệnh hiệu quả và hạn chế tối đa những tác hại của giang mai trên người bệnh.

Tác hại của bệnh giang mai

Những hình ảnh bệnh giang mai trên cơ thể.

Những tác hại của bệnh giang mai gây ra

Hầu hết những biến chứng, tác hại của giang mai đều được gây ra trong giai đoạn 3, hay giai đoạn cuối cùng của bệnh giang mai với ba dạng biểu hiện chủ yếu là: Giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và gôm giang mai.
Một số tác hại điển hình mà bệnh giang mai gây ra cho bệnh nhân như sau:

Tác hại của bệnh giang mai đến hệ thần kinh trung ương

Tác động của bệnh giang mai thần kinh tập chung tại vỏ, sẽ gây ra những tổn thương tại não bộ. Ở mức độ nhẹ, bệnh giang mai sẽ gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung. Ở mức độ nặng, bệnh giang mai thần kinh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Lao tủy, thần kinh, suy giảm chức năng thần kinh thị giác, rối loạn ý thức hệ và hành vi, trầm cảm, mất trí nhớ, thậm chí điên loạn…

Ngoài ra, bệnh giang mai thần kinh còn có xu hướng gây thoái hóa các dây thần kinh cảm giác và nhận thức của cơ thể người bệnh, khiến cho họ mất đi phản xạ cơ bắp, khó khăn khi đi đại, đau đớn bất thường do ảo giác mang lại….

Đặc biệt, những bệnh nhân trong độ tuổi trên 40 bị mắc bệnh giang mai thường có xu hướng phải gánh chịu những biến chứng của bệnh giang mai thần kinh nặng nề hơn so với những đối tượng khác.

Xem thêm:
>> Biểu hiện của bệnh giang mai

>> Triệu chứng của bệnh giang mai

>> Bệnh giang mai có chữa đc không?

Tác hại của bệnh giang mai đến xương khớp của bệnh nhân

Xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào các cơ quan trong hệ xương khớp, sẽ phá hủy cấu trúc của hệ xương khớp, gây suy giảm chức năng vận động. Chính vì vậy, những bệnh nhân mắc bệnh giang mai thường đối mặt với nguy cơ bị tổn thương xương khớp dẫn tới tình trạng tàn tật, bại liệt, thậm chí tử vong.

Tác hại của bệnh giang mai đối với hệ thống mạch máu

Giang mai tim mạch thường có xu hướng gây ra những biến chứng nguy hiểm đến động mạch chủ có trong cơ thể và gây nên chứng phình mạch. Hội chứng này thường xuất hiện khoảng từ 10 – 25 năm sau khi nhiễm bệnh.

Chứng phình động mạch chủ nếu không được điều trị, có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Do: Chứng phình động mạch thể dẫn tới tình trạng vỡ mạch máu, chảy máu trong cơ thể, đe dọa tới tính mạng. Ngoài ra, phình động mạch chủ còn tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong phạm vi phình động mạch, gây tắc nghẽn gây đau đớn, hoặc giảm lưu lượng máu các cơ quan khác nhau trong cơ thể như: Chân, tay…

Tác hại của bệnh giang mai đến thị giác

Xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra những tổn thương tại võng mạc và các mạch máu ở mắt. Nếu không điều trị, có thể dẫn tới tình trạng suy giảm thị giác, mù lòa….

Tác hại của bệnh giang mai đến các cơ quan trong cơ thể

Phạm vi ảnh hưởng của xoắn khuẩn giang mai là hầu hết các cơ quan trong cơ thể của người bệnh. Chính vì vậy, bên cạnh những tác hại của bệnh giang mai đến hệ thống xương khớp, tim mạch, thần kinh, thì chúng còn gây ảnh hưởng đến những cơ quan khác như: Gây ra tình trạng đau ổ bụng, đau nhức tại họng, lao bàng quang, lao trực tràng….

Tác hại của bệnh giang mai đối với trẻ sơ sinh

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia: Khoảng 54% trẻ em có mẹ mang thai mắc bệnh giang mai, nhưng không điều trị đã bị nhiễm bệnh và chết trước, hoặc ngay sau khi vừa sinh ra. Số còn lại thường đã bị nhiễm bệnh và sẽ phát ra các triệu chứng nhiễm trùng khoảng 3 – 8 tuần sau khi sinh.

Trẻ sơ sinh bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh sẽ có những triệu chứng như: Da vàng, lá nách to, gan to, thiếu máu, phát ban, viêm phổi, sưng hạch bạch huyết… Nếu không điều trị có thể dẫn tới tử vong.

Tác hại của bệnh giang mai đối với phụ nữ mang thai

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia, bệnh giang mai của mẹ có thể lây nhiễm bệnh sang thai nhi bất cứ lúc nào.

Bệnh giang mai ở nữ giới mang thai có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non.

Các chuyên gia cũng lưu ý: Mặc dù mang thai không ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của bệnh giang mai trong cơ thể. Tuy nhiên, nữ giới mang thai thường khó lựa chọn các phương pháp chữa trị bệnh giang mai hơn so với người khác.

Trên đây là tổng hợp những tác hại của bệnh giang mai trên người bệnh được chia sẻ tại lietduong.biz. Với những chia sẻ trên, hi vọng đã cung cấp những thông tin cần thiết về tác hại của bệnh giang mai và có những biện pháp phòng tránh hoặc điều trị khi có những triệu chứng của bệnh.

Add Comment